Sâm Việt trượt giá, xưa quý hơn vàng nay đem nhổ bỏ

Hàng nghìn cây đinh lăng nếp trồng trong túi ni lông, chậu nhựa... từng giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định. Đến nay hàng chục tấn đinh lăng đến thời điểm thu hoạch mà người dân không biết bán cho ai, giá chỉ vài nghìn đồng/kg.

Trước đấy báo chí có đưa tin về vườn cây đinh lăng của anh Hà Minh Tuân (45 tuổi, ngụ TP Rạch Giá, Kiên Giang) được người dân trong vùng nể phục. Sau những thất bại, người nông dân này không hề nản chí, anh tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để có được thành công.

Sau 4 năm xây dựng vùng nguyên liệu thảo dược, hiện khu vườn với diện tích khoảng 300 m2 của gia đình anh Tuân đã có gần 10.000 cây đinh lăng nếp.

dinhlang

 Vườn đinh lăng hàng nghìn cây của anh Tuân đang đem lại thu nhập ổn định. Ảnh: VTC 

Nhiều người dân ở Hải Hậu (Nam Định) từng ăn nên làm ra nhờ trồng cây đinh lăng, nhưng cũng có không ít hộ gia đình phải bỏ trồng bởi sau khi trông ồ ạt, giờ không tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Hết thời sốt giá, 'nhân sâm' quý hơn vàng bán không ai mua, dân phải nhổ bỏ - 1

Hàng hecta đinh lăng của người dân ở thôn Mỹ Thọ 2, xã Hải Giang, Hải Hậu (Nam Định) đến lúc thu hoạch nhưng không biết bán cho ai. Ảnh VTC

Những ngày này, anh Vũ Duy Tâm ở thôn Mỹ Thọ 2, xã Hải Giang, Hải Hậu (Nam Định) đang phải chạy khắp nơi tìm đầu ra cho hàng tấn củ và rễ cây đinh lăng của gia đình trồng nhưng vẫn chưa được.

Chia sẻ với Infonet, anh Tâm cho biết, nhà anh trồng hơn 1 mẫu đinh lăng lá xẻ. Nhiều gia đình khác trong thôn cũng trồng từ 1-2 mẫu cây đinh lăng. Cách đây mấy năm, đinh lăng bán rất có giá nên nhiều nhà đã tự mở rộng diện tích trồng cây này.

Vườn đinh lăng của anh Tâm đã trồng được 3-5 năm, có cây trồng đến 7 năm, hiện đã đến thời điểm thu hoạch. Chỉ riêng gia đình anh Tâm cùng họ hàng cũng đã có hàng chục tấn đinh lăng cần bán nhưng lại không biết bán cho ai. Có thương lái vào trả giá nhưng rẻ quá không bõ công.

“Trước đây, có thời điểm những gốc đinh lăng to có trọng lượng khoảng 5kg bán được với giá 100.000 – 200.000 đồng/kg. Còn những củ nhỏ cũng phải bán được mức giá 30.000 – 40.000 đồng/kg. Với mức giá này thì chỉ bán 2 sào đinh lăng cũng thu được khoảng từ 45-50 triệu đồng”, anh Tâm cho biết.

Tuy nhiên năm nay, giá đinh lăng lại giảm rất thấp, nên anh Tâm và nhiều gia đình trồng đinh lăng đang loay hoay không biết xử lý thế nào. Theo đó, mức giá thương lái thu mua năm nay là 5.000 – 6.000 đồng/kg, còn những gốc chọn loại to cũng chỉ bán được ở mức giá 40.000 – 50.000 đồng/kg.

Người ta thu mua từ cây, lá đến cành, rễ của đinh lăng

Người ta thu mua từ cây, lá đến cành, rễ của đinh lăng

Năm trước anh Tâm và các hộ dân vẫn bán được mức giá từ 18.000 – 25.000 đồng/kg. Nhưng không ngờ năm nay lại giá lại giảm sâu đến vậy.

Anh Tâm lo lắng, như gia đình anh nếu đào hết, sản lượng cũng phải lên hàng chục tấn, nhưng lò sấy không có, hoặc giả có sấy khô thì cũng không biết bán cho ai mà để đấy thì cũng dở. Vì thế, anh chỉ mong bán được củ tươi.

“Thời điểm trồng phải mua giống với giá 20.000 đồng/cây; nếu nhà ai mua giống theo cân thì cũng phải bỏ ra chi phí tiền triệu cho mỗi sào, rồi mấy năm bỏ công chăm sóc, mất thêm chi phí phân bón đủ thứ... vậy mà giờ chỉ bán giá 5-6.000 đồng/kg thì không bõ công sức chăm trồng. Thế nhưng, nhiều nhà vẫn phải “nhắm mắt” bán rẻ để giải phóng đất, một số người thì bỏ không trồng đinh lăng nữa”, anh Tâm cho biết thêm.

Hết thời sốt giá, 'nhân sâm' quý hơn vàng bán không ai mua, dân phải nhổ bỏ - 2

Hàng tấn củ và rễ đinh lăng của gia đình trồng đến thời điểm thu hoạch không có nguồn tiêu thụ. (Ảnh minh hoạ)

Ông Vũ Văn Vĩnh – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Dược liệu Vĩnh Phát - đơn vị chuyên thu mua đinh lăng cho người trồng ở khu vực Nam Định, xác nhận, do năm nay không xuất hàng đi các nước được nên lượng thu mua và giá thành có ảnh hưởng.

"Những năm trước, tới thời điểm này chúng tôi thường xuất bán đi Hàn Quốc, Trung Quốc... nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên không xuất bán được. Mặc dù trong kho còn tồn hàng quá nhiều, tuy nhiên chúng tôi vẫn phải thu mua cho bà con”, ông Vĩnh nói.

Theo ông Vĩnh, với những hộ gia đình trồng đinh lăng theo chuỗi có ký hợp đồng cung ứng cho Công ty Cổ phần Traphaco làm dược liệu thì phía Công ty vẫn thu mua theo giá đã ký kết, tối thiểu là 15.000 đồng/kg. Còn hàng củ để ngâm vẫn được thu mua với mức giá dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg.

“Những người chỉ bán được giá 5-6.000 đồng/kg là những hộ dân trồng tự phát, không ký hợp đồng ngay từ đầu và không theo chuỗi cung ứng cho Traphaco thì họ phải tự tìm đầu ra, tự bán cho thương lái tự do”, ông Vĩnh cho hay.

Nhiều người chơi trội ngâm cây đinh lăng khủng được ngâm trong bể cá cảnh

Hà Anh

Link nội dung: https://phapluatkinhdoanh.com/sam-viet-truot-gia-xua-quy-hon-vang-nay-dem-nho-bo-a1425.html