Theo báo cáo tài chính của Kato trong suốt 6 tháng vừa qua, kể từ khi tập đoàn cho ra mắt nền tảng cho thuê trực tuyến Kato tại Việt Nam vào ngày 03/12/2023 đã có những bước tăng trưởng mạnh. Cụ thể, cổ phiếu trên sàn chứng khoán của Kato Works đã có sự chênh lệch rõ rệt trước và sau khi ra mắt nền tảng trực tuyến. Điều này được các lãnh đạo của tập đoàn đánh giá rất cao.
Những năm gần đây, Việt Nam cũng là một thị trường tiềm năng khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt lên kế hoạch đổ thêm hàng chục tỷ đô vào để xây dựng các nhà máy lớn. Kato cũng không ngoại lệ. Theo tình hình đánh giá báo cáo tài chính và cơ hội mở rộng thị trường như hiện nay, có thể Kato sẽ mở ra một nhà máy tại Việt Nam vào cuối năm 2024. Dự kiến tạo ra khoảng 3500 - 5000 cơ hội việc làm.
Đặc biệt, KATO cũng nhằm mục tiêu tìm kiếm và mang lợi nhuận tới thị trường Việt Nam một nền tảng số chất lượng cao. Bước đầu có thể thấy, Kato đang thành công trong việc quảng bá thương hiệu Kato khi đạt mốc 100.000 người tham gia quảng bá chỉ trong 5 tháng. Kato tạo ra cộng đồng Kato văn minh, tạo ra nhiều giá trị cho cá nhân, cộng đồng và xã hội. Qua các số liệu cụ thể, lãnh đạo tập đoàn lại càng nhìn nhận khách quan hơn về thị trường Việt Nam, có thể giúp Kato hướng đến mục tiêu trở thành một tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh. Cũng có thể thấy rằng việc chuyển đổi số nếu như song song với việc truyền thống sẽ là 1 đòn bẩy rất lớn mà các doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng cũng đang áp dụng.
Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia. Các nước đang phát triển thậm chí có thể tận dụng cơ hội để chuyển đổi số nhanh hơn. Đây là cơ hội để Việt Nam vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia. Lợi thế của Việt Nam là dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam có thể có những chủ trương lớn một cách nhanh chóng và tập trung.
Chuyển đổi số là một sự thay đổi mang tính tổng thể và toàn diện, từ Chính phủ, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, từng người dân, trong mọi lĩnh vực. Văn hóa của người Việt Nam là thích ứng nhanh với cái mới, ham học hỏi cái mới, sáng tạo trong ứng dụng cái mới. Việt Nam là nước có truyền thống lâu đời trong việc triển khai thành công các cuộc cách mạng toàn dân.
Nếu cứ đi sau về cái mới thì sẽ mãi mãi là người đi sau, không bao giờ thay đổi được thứ hạng quốc gia. Chỉ có đi đầu về cái mới thì mới có cơ hội bứt phá vươn lên thành nước phát triển.
Chuyển đổi số thì Việt Nam với các nước đều mới như nhau. Cũng không có nhiều kinh nghiệm để học hỏi. Các nước đã phát triển thì thường lại không hăng hái với cái mới vì họ đang ổn định trong cái cũ. Chỉ có những ai đang khó khăn thì mới hăng hái với cái mới.
Nhưng trong cơ hội cũng đầy thách thức. Việc phát triển và xây dựng nhà máy tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng kèm theo những khó khăn chính như cơ sở hạ tầng, nhân lực và chi phí, giấy tờ pháp lý. Do Việt Nam là một thị trường mới nổi, cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện. Nhân lực trong nước cũng chưa đủ kỹ năng về công nghiệp và kỹ thuật. Hơn nữa chi phí ban đầu khá cao cũng làm giảm sự hấp dẫn của dự án.
Tuy nhiên, chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và tập đoàn Kato nói riêng nhằm thúc đẩy Việt Nam thành trung tâm sản xuất thông minh. Một trong những chính sách quan trọng là “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” cũng là cơ hội cho tập đoàn Kato mở rộng thị trường.
Và một ông lớn như Kato nếu như mở rộng đầu tư, xây dựng nhà máy tại Việt Nam thành công có lẽ sẽ là bước chuyển mình lớn cho nền kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt.
Thanh Huyền