Đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển ở hầu hết các địa bàn trong cả nước, với những biểu hiện, sắc thái khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải làm cho người dân hiểu rõ tín ngưỡng thờ Mẫu ở các khu vực, từ đó xác định việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của nó.
Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt có bề dày lịch sử lâu đời nhưng phát triển mạnh sau thế kỷ 16 với sự xuất hiện của Thánh mẫu Liễu Hạnh, trở thành thần chủ của đạo Mẫu tam phủ, tứ phủ. Đạo Mẫu quan tâm trước hết đời sống trần gian của con người về nhiều mặt như sức khỏe, tiền tài, may mắn, hạnh phúc… Với việc lịch sử hóa hệ thống thần linh-hầu hết là những người có công trong quá trình dựng nước và giữ nước được nhân dân suy tôn là thánh, Đạo Mẫu đề cao chủ nghĩa yêu nước, đặc biệt là sự trân trọng với người phụ nữ.
Hiện nay, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt có ở nhiều địa phương, nhiều nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượng xã hội khác, Đạo Mẫu và Hầu đồng, bên cạnh những giá trị kể trên, tùy từng thời kỳ cũng thể hiện những khía cạnh phản giá trị; Lợi dụng Đạo Mẫu và Hầu đồng để mưu cầu lợi ích cá nhân và làm giàu bất chính. Tính phân tán tản mạn, tùy tiện trong thực hành nghi lễ đang là thực tế nhức nhối của Đạo Mẫu trong xã hội hiện nay. Có một thực tế là tình trạng thương mại hóa, sân khấu hóa, làm sai lệch nghi lễ hầu đồng đã diễn ra. Nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ và truyền tải đúng nét đẹp văn hóa tín ngưỡng dân tộc, hai vợ chồng thầy giáo Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm đã bắt đầu với chặng hành trình tìm lại giá trị nguyên bản, chuyển tải những giá trị văn hóa cổ truyền rất độc đáo của người Việt.
Đời thường hai vợ chồng đang là những nhà giáo gắn bó với nhiều thế hệ học trò, luôn khiến cho nhiều thế hệ học trò yêu mến và nể phục. Thầy giáo Nguyễn Văn Hùng đang là giáo viên trường Tiểu học Hoàng Kim và vợ là Triệu Thị Thêm giáo viên trường Tiểu học Thạch Đà A huyện Mê Linh thành phố Hà Nội. Với bề dầy kinh nghiệm dạy học đạt nhiều thành tích cao trong công tác giáo dục được huyện và chủ tịch TP Hà Nội tặng bằng khen. Bên cạnh đó hai vợ chồng thầy giáo trẻ còn gắn bó với công việc tâm linh và phong thủy đời sống, là một chuyên gia phong thủy có tầm, có tâm được Viện nghiên cứu bảo tồn phát huy di sản văn hóa tặng bằng khen và chứng nhận là nghệ nhân tiêu biểu năm 2019.
Đặc biệt trong quá trình dạy học, hoạt động tâm linh với tấm lòng nhân đức hai vợ chồng thầy giáo Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm đã giúp đỡ và hành thiện nhiều chuyến xe yêu thương cho các gia đình bệnh nhân nghèo từ Hà Nội, Vĩnh Phúc về các tỉnh thành miễn phí 100% đi lại, ăn uống ngủ nghỉ. Tấm lòng hảo tâm của hai vợ chồng nhà giáo đã lan tỏa rộng rãi đến cộng đồng trên khắp cả nước, được nhiều nhà hảo tâm đồng lòng, giúp sức chung tay ủng hộ.
Với mong muốn mang những điều tốt đẹp những điều tốt đẹp đến với cộng đồng, gìn giữ văn hóa tâm linh dân tộc trong từng hành động, cặp vợ chồng trẻ Nguyễn Văn Hùng và Triệu Thị Thêm đang từng ngày nỗ lực xây dựng một cộng đồng thực hành tâm linh lành mạnh. Đó là cách bền vững nhất để đưa con người đến với cái Chân – Thiện – Mỹ trong đời.
Phương Lan
Link nội dung: https://phapluatkinhdoanh.com/nguyen-van-hung-va-trieu-thi-them-nguoi-giu-hon-cho-nghe-thuat-van-hoa-tin-nguong-tho-mau-a991.html