6 cách tư duy của người thành công

Người thành công luôn tìm nguyên nhân ở bản thân và dựa vào những cách tư duy này trong khi người thất bại hay tìm nguyên nhân ở bên ngoài.

Có một người chạy đến hỏi lãnh đạo: “Em đã có 10 năm kinh nghiệm làm việc, tại sao em lại không được tăng lương?”.

Lãnh đạo trả lời: “Em không có 10 năm kinh nghiệm làm việc mà em đang sử dụng 1 năm kinh nghiệm làm việc cho 10 năm”.

Những người thực sự xuất sắc sẽ thành công trong chính tư duy của họ.

Định luật “bản dự phòng”: Thêm nhiều khả năng

Khi lập trình viên lập trình phải có bản sao lưu, bản dự phòng. Trong trường hợp ổ cứng bị hỏng hoặc mất mã, nếu không có bản sao lưu thì tổn thất sẽ khá nặng nề.

Bản dự phòng chính là một sự chuẩn bị.

Điều này cũng đúng trong cuộc sống. Một triết gia phương Tây đã từng nói: "Hãy học cách cắt móng tay bằng tay trái, vì tay phải của bạn có thể không phải lúc nào cũng hữu dụng”.

Đây là quy luật dự phòng. Một người có tư duy rõ ràng luôn có sự chuẩn bị cho mọi thứ.

Ai cũng mong trải qua những năm tháng sẽ êm đềm, nhưng thực tế cuộc đời không êm đềm, bằng phẳng.

Điều đáng sợ không phải là sự thay đổi đột ngột mà là sau khi thay đổi, không còn chỗ cho sự lựa chọn. Có thêm cho mình một khoản dự phòng chính là cho thêm một khả năng trong cuộc sống.

tu duy vang Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa nguồn internet

Định luật "dao cạo Ockham": Chọn đơn giản, bỏ phức tạp

Bạn có biết mình đã làm việc hiệu quả trong bao lâu không?

Dữ liệu nghiên cứu cho thấy mọi người làm việc trung bình 45 giờ một tuần, trong đó 17 giờ không hiệu quả.

Nhiều người đã quen với việc chiến thắng bằng cách nắm bắt nhiều hơn, nhưng họ càng muốn làm nhiều hơn thì họ càng không thể hoàn thành được. Kết quả là chúng ta mỗi ngày một kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần.

Để thay đổi hiện trạng, trước tiên bạn phải học cách đơn giản hóa công việc của mình.

Vào thế kỷ 14, nhà logic học Occam đề xuất một "Định luật Dao cạo": “Cũng giống như nhặt một chiếc dao cạo râu, hãy cạo những bước không cần thiết và đơn giản hóa những thứ phức tạp”.

Định luật Walson: Nắm bắt thông tin

Chúng ta cố gắng nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình, nhưng thường bỏ qua một điều quan trọng khác: thông tin.

Nhiều người giỏi hơn bạn không phải vì họ có năng lực hơn mà vì họ có nhiều thông tin hơn.

Doanh nhân người Mỹ Walson đề xuất một đạo luật: “Đưa thông tin và tình báo lên vị trí hàng đầu, tiền bạc sẽ cuồn cuộn chảy đến".

tu duy vang Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa nguồn internet

Có hai thanh niên ở bang Florence của Mỹ, một người tên John và người kia tên Harry, họ cùng lúc xin vào một công ty kinh doanh rau củ.

Ba tháng sau, John được thăng thẳng lên trưởng nhóm, lương tăng gấp đôi, còn Harry vẫn dậm chân tại chỗ.

Harry bất mãn hỏi ông chủ. Ông nói: “Bây giờ công ty sắp đặt một lô khoai tây , hãy đi tìm hiểu xem”.

Nửa giờ sau, Harry vội vàng quay lại báo rằng "Trung tâm bán buôn rau quả có khoai tây để bán.

Ông chủ liền gọi John đến.

John nói một cách thuyết phục: “Trung tâm bán buôn rau quả" cách đây 20 km có 3 công ty bán khoai tây. Trong đó, 2 công ty bán 0.9 đô la một cân, còn công ty kia bán giá 0.8 đô la một cân. So sánh ra thì công ty bán 0.8 đô la một cân không những rẻ mà chất lượng lại tốt hơn".

Người nắm chi tiết tình hình thực tế, không cần cạnh tranh cũng đã chiến thắng.

Nếu bạn muốn nắm bắt cơ hội, hãy học cách khám phá nó trước. Lấy thông tin trước người khác và hành động nhanh chóng, bạn sẽ thành công.

Định luật của Apple: Phân biệt mức độ ưu tiên

Nếu 1 rổ táo có quả ngon quả hỏng, bạn sẽ ăn quả nào trước?

Hãy ăn quả ngon trước, vứt những quả hỏng đi.

Bởi vì nếu bạn ăn những quả hỏng trước, những quả ngon sẽ dần dần hỏng, vì vậy bạn sẽ không bao giờ được ăn những quả táo ngon.  

Định luật Apple này cũng được áp dụng cho công việc và cuộc sống. Trên thực tế, làm việc gì trước tiên quan trọng hơn làm bao nhiêu việc.

tu duy vang Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa nguồn internet

Không bào chữa

Không bào chữa là bước đầu tiên để sửa chữa sai lầm.

Có người hỏi người nông dân: "Anh trồng lúa mì chưa?"

Người nông dân trả lời: “Chưa, tôi lo trời sẽ mưa”.

Người đàn ông sau đó hỏi: “Anh đã trồng bông chưa?”.

Người nông dân: "Không, tôi lo rằng côn trùng sẽ ăn bông”.

Người đàn ông hỏi tiếp: “Vậy anh đã trồng những gì?”.

Người nông dân: “Tôi không trồng gì cả, đây là cách an toàn nhất”.

Tâm lý học xã hội giải thích rằng con người luôn cố gắng hợp lý hóa hành vi của mình, với ý định tìm kiếm lời giải thích cho việc trốn tránh trách nhiệm về hành động của mình để duy trì lòng tự trọng hoặc giảm bớt lo lắng của họ. Đây là một cơ chế phòng vệ tâm lý.

Những người dũng cảm tiến bộ hơn, còn những kẻ trốn tránh chỉ có thể đứng yên.

Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa người bình thường và người thành công: Đối diện với vấn đề thì người thành công luôn tìm nguyên nhân ở bản thân mình; người thất bại hay tìm nguyên nhân ở bên ngoài.

Lý thuyết thùng gỗ: Không thể thay thế

Thùng gỗ đựng được bao nhiêu nước quyết định bởi thanh gỗ ngắn. Nhược điểm của bạn quyết định tầm cao của bạn.

Nhưng trong sự phân công lao động xã hội ngày nay, những người hiểu biết về mọi thứ thường rất hiếm.

So với những khuyết điểm, điều thực sự khiến bạn nổi bật chính là chuyên môn của bạn.

Peter Ferdinand Drucker, cha đẻ ngành quản lý học hiện đại, đã viết trên Tạp chí Kinh doanh Harvard:

“Tập trung vào điểm mạnh của bạn và đặt bản thân vào nơi bạn có thể sử dụng điểm mạnh của mình. Nên cố gắng giảm tối thiểu lãng phí tinh lực ở những lĩnh vực mình không có khả năng, bởi vì so với từ không khả năng đến bình thường, thì từ bình thường đến xuất sắc, con người cần bỏ nỗ lực nhiều hơn rất nhiều".

Nơi công sở có câu rằng: "Chuyên nhất, đa năng, không khiếm khuyết", đó cũng là sách lược phát triển năng lực tốt nhất cho mọi người.

08.3456.5456 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN