Miền cổ tích bị lãng quên giữa núi rừng Tây Bắc

Nằm cách TP. Sơn La khoảng 80km về phía đông bắc, ở độ cao trung bình trên 1.800m so với mực nước biển, Ngọc Chiến được coi là vùng đất cao nhất của huyện Mường La (Sơn La) nhưng luôn ẩn chứa những điều diệu kỳ, từ cảnh vật cho tới con người, khiến bất cứ ai đã từng một lần đặt chân đến đều khó có thể quên

Từ TP. Sơn La, theo tỉnh lộ 106 khoảng 40km về phía đông bắc đến  thị trấn Ít Ong; vượt qua con đèo Sam Síp với hơn 30 khúc cua gấp ở độ cao hơn 2.000m, dài khoảng 40km quanh co luồn trong mây ngàn với một bên là bạt ngàn rừng cây, đồi núi trập trùng, một bên là vực sâu, rồi đi tiếp qua cây cầu bắc qua suối, bạn sẽ tới xã Ngọc Chiến.

Ngọc Chiến được coi là vùng đất cao nhất của huyện Mường La với hàng trăm nóc nhà làm bằng gỗ pơmu, một loại gỗ quý, bền bỉ với thời gian.

Ngọc Chiến được coi là vùng đất cao nhất của huyện Mường La với hàng trăm nóc nhà làm bằng gỗ pơmu, một loại gỗ quý, bền bỉ với thời gian. Khung cảnh Ngọc Chiến luôn mang một gam màu trầm. Cho dù trời nắng đẹp ở khắp các vùng khác của tỉnh Sơn La, thế nhưng chỉ cần đi qua con đèo Sam Síp sang Ngọc Chiến là trời đã se se lạnh, mây trắng giăng mắc, bao phủ khắp núi, đồi, cánh đồng. Từ đầu xã đến cuối xã, từng nếp nhà sàn 4 mái bằng gỗ pơ mu nằm nối tiếp nhau, ngả màu rêu xanh.

Những nóc nhà pơmu trầm mặc với thời gian.

Những nóc nhà pơmu trầm mặc với thời gian.

Những ngôi nhà ở đây đã tồn tại từ rất lâu rồi, phảng phất trên đó là màu rêu phong qua năm tháng, nằm nối tiếp nhau từ đầu bản tới cuối bản, khiến người ta phải mỏi mắt trông theo. Tất cả nhà ở đây đều chỉ có 1 tầng, được làm từ gỗ pơmu, từ mái nhà, vách tường, cồng nhà cho tới chiếc cầu treo nổi ngang con suối nhỏ, những thớ gỗ đã in màu của tháng năm, trải qua bao thế hệ nơi bản làng xa ấy, để tới bây giờ trông chúng đã ngả sang màu xanh đen nhưng vẫn bền bỉ trước gió sương, che chở cuộc sống của người đồng bào dân tộc rẻo cao.

Ngõ nhỏ được đan bằng tre trúc ở bản Mường Chiến.

Ngõ nhỏ được đan bằng tre trúc ở bản Mường Chiến.

Bản pơmu là nơi sinh sống chủ yếu của người Thái, ngoài ra, Ngọc Chiến còn có các hộ người Mông cư trú trong những ngôi nhà trình tường bằng đất trên sườn núi cao và một số dân tộc anh em khác. Họ sống ở đây đã từ bao đời, chủ yếu làm các nghề dệt vải, trồng trọt và chăn nuôi.

Nơi tập trung hàng trăm mái nhà nhỏ làm bằng gỗ pơmu

Nơi tập trung hàng trăm mái nhà nhỏ làm bằng gỗ pơmu

Tạo hóa khá kỳ lạ khi làm nên được một cánh đồng Ngọc Chiến hình quả trám ở độ cao hơn 1.800 m. Cánh đồng này còn cho thứ gạo nếp tan ngon hơn gạo nếp Tú Lệ nổi tiếng ở sườn phía tây, bên kia dãy Hoàng Liên.

Tạo hóa khá kỳ lạ khi làm nên được một cánh đồng Ngọc Chiến hình quả trám ở độ cao hơn 1.800 m. Cánh đồng này còn cho thứ gạo nếp tan ngon hơn gạo nếp Tú Lệ nổi tiếng ở sườn phía tây, bên kia dãy Hoàng Liên.

Cánh đồng hình quả trám

Ngọc Chiến luôn chìm trong sương mù ảo ảnh, như nằm ở điểm giao thoa của đất và trời, nhưng khắp nơi nơi nhựa sống vẫn ngày ngày tuôn chảy, cỏ cây tốt tươi, con người hiền hòa sống trong những mái nhà pơmu nằm im lìm bên con suối nhỏ, khiến người ta như lạc vào một chốn cổ tích quá đỗi thanh bình, nơi mà những muộn phiền như cũng tan theo tiếng gió bay, chỉ thấy trong tim là những điều diệu kỳ đang hiển hiện.

08.3456.5456 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN