NHẬN THỨC VÀ THỰC THI CÁC THỰC HÀNH KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm (RBP) mang hàm nghĩa chủ động đánh giá tác động của doanh nghiệp đối với môi trường xã hội, áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả khi tác động tỉêu cực xảy ra,công việc này bao gồm cả việc đáp ứng cao hơn so với quy định của luật pháp quốc gia sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.Phù hợp với nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Quyền con người, cũng như trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp, RBP ngoài lợi nhuận, thường đề cập đến thực hành kinh doanh, có cân nhắc đến mục tiêu đạo đức,môi trường và cộng đồng.

RBP đang là xu hướng toàn cầu và ngày càng ảnh hưởng lớn tới Việt Nam. Việc thực hiện thực hành này ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu vào kinh tế toàn  cầu với việc phê chuẩn và thực hiện các hiệp định tự do thương mại tự do thế hệ mới (FTA) trải rộng và phức tạp cũng như những thách thức mà xã hội phải đối mặt với phát triển bền vững.

RBP bao hàm ‘làm việc tốt’, nghĩa là doanh nghiệp phải chủ động giải quyết các vấn đề xã hội và góp phần thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs). Là nhân tố chính để đạt được các mục tiêu SDGs và Chương trình nghị sự 2030, Doanh nghiệp “làm việc tốt” không thay thế cho “không làm gì gây hại”. Trong khuôn khổ Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, việc hợp tác giữa UNDP với Chính phủ Thụy Điển trong dự án khu vực “Thực hành kinh doanh có trách nhiệm thông qua quan hệ đối tác khu vực Châu Á”được thực hiện từ năm 2019, RBP đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam.,

Để có cơ sở và bằng chứng thiết kế và thực hiện hoạt động thúc đẩy RBP và tăng cường sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp,UNDP Việt Nam đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá nhận thức và tình hình thực hiện các thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại doanh nghiệp để trả lời cho các vấn đề đặt ra về Mức độ nhận thức của các doanh nghiệp? Những thực hành đang được thực hiện ? Các biện pháp phổ biến mà doanh nghiệp đang áp dụng ? Các yếu tố thúc đẩy cũng như rào cản trong RBP và những gì cần được hỗ trợ?Các nhà nghiên cứu đã tập trung làm rõ 3 vấn đề cụ thể là lao động, môi trường và quản trị, thông qua cách tiếp cận kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng.

Với dữ liệu được thu thập qua thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn doanh nghiệp đại diện và khảo sát gần 300 doanh nghiệp,nhằm cung cấp thông tin thực chứng cho việc xây dựng các hoạt động nâng cao nhận thức và tăng cường việc thực hiện RBP, đồng thời hướng dẫn chiến lược hướng tới một môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững hơn, tôn trọng con người, bảo vệ hành tinh và mang lại thịnh vượng cho Việt Nam.

 Dưới đây, bài viết tổng hợp những nét cơ bản thông qua Hội thảo công bố kết quả do UNDP tổ chức ngày 22 tháng 4 năm 2021 tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.

 

Doanh nghiệp Việt Nam với vai trò thúc đẩy phát triển bền vững và các phát hiện mới

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ nhận thức của các doanh nghiệp về RBP còn thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Chưa đến một nửa số doanh nghiệp nhỏ trong nước cho biết có hiểu biết về RBP, trong khi 81% doanh nghiệp Nhà nước (SOE) hiểu đầy đủ về khái niệm và ý nghĩa của kinh doanh có trách nhiệm. Đây là một trong những phát hiện chính của Nghiên cứu về mức độ nhận thức và tình hình thực hiện kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp tại Việt Nam,

Toàn cảnh lễ công bố kết quả ngiên cứu đánh giá thực hành RBP tại các doanh nghiệp Việt Nam,

Nghiên cứu còn cho thấy từ 84% đến 90% doanh nghiệp được hỏi tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về các vấn đề lao động  Tỷ lệ tương ứng đối với vấn đề bảo vệ môi trường đạt từ 50% đến 73%. Các doanh nghiệp cho biết, RBP liên quan đến tiêu chuẩn lao động được ưu tiên do liên quan trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Còn các vấn đề môi trường có những điểm chưa rõ ràng và chế tài tương đối yếu nên chưa được ưu tiên bằng vấn đề lao động.

Nhìn chung, tương lai việc thực hiện RBP của các doanh nghiệp là tích cực, nhưng cần có sự hỗ trợ của Chính phủ để có thể thúc đẩy mạnh hơn nữa. Theo Nghiên cứu, hơn 60% doanh nghiệp có kế hoạch thực hiện RBP và 2/3số doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, và doanh nghiệp trong lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp sẽ áp dụng RBP trong tương lai. Các doanh nghiệp điều tra đều thống nhất rằng Kế hoạch Hành động Quốc gia sẽ là cách tốt nhất để hỗ trợ và đảm bảo sự nhất quán trong thực hiện RBP trong tương lai. Điều này cho phép các kế hoạch đầu tư dài hạn hơn ở Việt Nam, giúp cho cho cộng đồng và các bên liên quan tin tưởng rằng quyền của họ được bảo vệ.

Cụ thể hóa kết quả nghiên cứu “ Đánh giá nhận thức và tình hình thực hiện các thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại các doanh nghiệp ở Việt Nam” các nhà phân tích cho rằng, Trong bối cảnh đại dịch COVID‐19 gây những tác động tàn phá nền kinh tế toàn cầu,tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 2,91% trong năm 2020 , mức tăng trưởng này tuy thấp nhất trong 3 thập kỷ đã qua song vẫn nằm trong số các nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Dòng vốn đầu tư mạnh mẽ và tăng trưởng kinh tế nhanh không chỉ mang đến cơ hội mà còn đem đến tác động ngoài mong muốn như suy thoái môi trường và vi phạm quyền con người trong doanh nghiệp. Những tác động này kết hợp với đại dịch COVID‐19 làm gia tăng những tổn thương mang tính hệ thống cho nền kinh tế , khiến nhu cầu phục hồi mạnh mẽ và vững chắc trở nên cấp bách, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động có trách nhiệm tôn trọng quyền con người, hành động vì khí hậu và đảm bảo môi trường bền vững

Trả lời cho những vấn đề đặt ra, kết quả nghiên cứu của UNDP đã phát hiện 8 nội dung quan trọng, tập trung vào mức độ nhận thức của doanh nghiệp; doanh nghiệp chưa thực hiện các thực hành nằm ngoài quy định pháp luật; thực hiện các RBP có sự khác biệt, khía cạnh lao động được hưởng ứng tích cực; doanh nghiệp càng lớn, tham gia hội nhập cáng nhiều thì mức độ thực hiện RBP càng cao; các chính sách và chiến lược chung được ưu tiên hơn các hoạt động đánh giá thường xuyên; áp lực càng lớn thì mức độ thực hiện càng cao và thúc đẩy RBP trong tương lai của doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn tiên tiến. Những vấn đề này được cụ thể hóa trên các mặt:

1 Mức độ nhận thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân trong nước còn thấp.Chỉ có 56% doanh nghiệp khảo sát đồng ý với khái niệm về thực hành RBP, khoảng 42% cho rằng kinh doanh cần có trách nhiệm. Ở nghĩa hẹp hơn là tuân thủ luật pháp quốc gia .Mức độ nhận thức giữa các doanh nghiệp theo loại hình khác nhau khá chênh lệch. Doanh nghiệp có vốn nhà nước thể hiện mức độ nhận thức cao nhất (81%) và doanh nghiệp tư nhân có mức độ nhận thức thấp nhất (47%);‐ Mức độ nhận thức giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ của các thành phần kinh tế tương đối hẹp, chỉ khoảng 12%.

2 Mặc dù mức độ thực hiện RBP khác nhau, hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện các thực hành nằm ngoài phạm vi tuân thủ các quy định pháp luật của Chính phủ.Việc thực hiện các thực hành RBP chủ yếu ở mức độ tuân thủ, cụ thể là 62% doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật;‐ 27%chưa tuân thủ đúng theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam.‐Có 11% doanh nghiệp không chỉ tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong nước mà còn áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Phát hiện này cho thấy có sự nhất quán giữa nhận thức của doanh nghiệp về RBP và việc triển khai. Phần lớn các doanh nghiệp hiểu RBP ít nhất là tuân thủ pháp luật, do đó họ tập trung đáp ứng tốt nhất các yêu cầu, quy định của luật pháp.

3 Trong các lĩnh vực lao động, môi trường, và quản trị, việc thực hiện các thực hành RBP của các doanh nghiệp cũng có sự khác biệt.‐ Các doanh nghiệp rất nỗ lực để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn lao động nhất định như chế độ lương thưởng, phúc lợi và vệ sinh, an toàn lao động. Tuy nhiên, khoảng 23% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ chỉ tuân thủ một phần các quy định về cơ chế đối thoại tại nơi làm việc, hòa giải tranh chấp lao động hoặc các biện pháp khắc phục. 59% các doanh nghiệp tham gia khảo sát  quan tâm đến những hoạt động tác động trực tiếp đến môi trường. Tuy nhiên chỉ có 45% và 52% doanh nghiệp thực hiện. các hoạt động liên quan đến quan trắc và đánh giá tác động môi trường . 65% doanh nghiệp khảo sát cho biết họ tuân thủ các quy định bắt buộc như cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm/dịch vụ cho người tiêu dùng và ban hành chính sách mua sắm, đấu thầu minh bạch. Các quy định không bắt buộc hoặc khuyến khích thực hiện như lập báo cáo thường niên có nội dung phi tài chính ít được thực hiện. Theo đó,báo cáo phát triển bền vững không phải là ưu tiên đối với nhiều doanh nghiệp nên chỉ có hơn 55% doanh nghiệp tiến hành

4.  Trong các nhóm thực hành RBP về lao động, môi trường, và quản trị, khía cạnh lao động được các doanh nghiệp hưởng ứng tích cực, trong khi các khía cạnh về môi trường và quản trị chưa được quan tâm nhiều.  82% doanh nghiệp được hỏi khẳng định họ đã tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về lao động liên quan tới chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc , là tỷ lệ cao nhất so với tỷ lệ tương ứng về các vấn đề quản trị và môi trường là 71% và 66%.

Các doanh nghiệp thực hành kinh doanh RBP trong lĩnh vực lao động được ưu tiên và thu hút  được mối quan tâm lớn của cả các cơ quan quản lý và công chúng. Tuy nhiên, các vấn đề về môi trường chưa thực sự rõ ràng với cơ chế thực thi tương đối yếu hơn,

Về tổng thể, thực hiện RBP của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và lĩnh vực là tích cực. Tuy nhiên, doanh nghiệp càng lớn và tham gia hội nhập toàn cầu càng nhiều thì mức độ thực hiện kinh doanh có trách nhiệm càng cao. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ít tiếp xúc với thị trường quốc tế và có nguồn lực và năng lực tài chính, kỹ thuật hạn chế thường khó thực hiện. Họ đã phải rất nỗ lực trong việc tuân thủ ngay cả những quy định tối thiểu về môi trường do luật pháp quy định. Ngược lại, doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài có nhiều cơ hội để tiếp cận các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, do đó, các doanh nghiệp này chịu áp lực phải thực hiện các thực hành RBP để đảm bảo danh tiếng, quản lý rủi ro cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng quốc tế.

Chính sách và chiến lược chung được ưu tiên hơn các hoạt động đánh giá thường xuyên hoặc soát xét để phát hiện và giảm thiểu rủi ro.Ba biện pháp được thực hiện nhiều nhất và nhất quán giữa các loại hình doanh nghiệp là (i) xây dựng các chính sách và hệ thống nội bộ; (ii) lồng ghép các mục tiêu xã hội và môi trường vào sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp; và (iii) tham vấn với các bên liên quan. Đáng chú ý là, chỉ có doanh nghiệp nước ngoài coi việc phân công phòng ban/nhân sự chuyên trách về thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp là một trong 3 biện pháp được ưu tiên thực hiện. 3 biện pháp ít được thực hiện nhất là xây dựng chỉ số đánh giá và mục tiêu phát triển bền vững để khuyến khích thực hiện RBP, thực hiện đánh giá tác động về xã hội - môi trường, và kết nối, phối hợp với các doanh nghiệp và tổ chức khác.Nhiều doanh nghiệp cho rằng cơ chế thực thi của luật chưa mạnh (18%), sự thiếu hụt về nguồn lực về tài chính (12%), về nhân sự (10%) là những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp để thực hiện RBP.

7  Áp lực càng lớn thì mức độ thực hiện càng cao.Áp lực tác động đến thực hiện RBP gồm có áp lực bên ngoài và bên trong. Áp lực bên ngoài tạo ra bởi yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc gia, chế tài xử phạt nếu không thực hiện hoặc yêu cầu của khách hàng và nhà cung cấp. Còn áp lực bên trong đến từ sức ép từ cổ đông và người lao động. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra. tuân thủ và phát triển bền vững là động lực chính cho thực hành kinh doanh có trách nhiệm;‐Covid‐19 được coi là một trong hai rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và là một trong 3 thách thức hàng đầu đối với doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Thúc đẩy thực hành RBP trong tương lai doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn tiên tiến quốc tế. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế khi 67% doanh nghiệp không áp dụng bất kỳ tiêu chuẩn quốc tế nào. Tuy nhiên một số tiêu chuẩn đã được bắt đầu. 4% số doanh nghiệp áp dụng Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về kinh doanh và quyền con người (UNGP); 9% doanh nghiệp vận dụng  Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc  và trên 9% áp dụng  Khung phát triển bền vững của IFC  và trên 60%doanh nghiệp có kế hoạch đẩy mạnh áp dụng thực hành RBP trong tương lai. Theo đó, vai trò dẫn dắt của Chính phủ trong thúc đẩy thực hiện RBP được các doanh nghiệp đề cao thông qua việc xác định Kế hoạch hành động quốc gia về RBP là sự hỗ trợ cần thiết nhất cho doanh nghiệp.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam từ góc nhìn chính khách nước ngoài

Chia sẻ về  câu chuyện thành công của Thụy điển, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, Ann Mawe nhấn mạnh,: “Thực hành kinh doanh có trách nhiệm là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phục hồi xanh. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, tăng trưởng kinh tế không nhất thiết phải gây tổn hại đến phát triển xã hội hoặc môi trường; ngược lại, nó thúc đẩy lợi nhuận, lợi thế so sánh và các mô hình kinh doanh mới. Thụy Điển và các thương hiệu Thụy Điển đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này, bằng cách đưa thực hành kinh doanh có trách nhiệm trở thành một phần không thể thiếu của phát triển doanh nghiệp, kết hợp đối thoại xã hội và tạo ra điều kiện làm việc tốt tại nơi làm việc cũng như những chu trình sản xuất bền vững tạo ra các sản phẩm bền vững”.

Phát biểu tại buổi ra mắt báo cáo công bố kết quả nghiên cưu đánh giá nhân thức và tình hình thực hiện các thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam, Phó Đại diện thường trú của UNDP, Sitara Syed đã nêu bật tính kịp thời của nghiên cứu và cho rằng: “Nghiên cứu này được thực hiện rất kịp thời. Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế nhanh, tương đối bao trùm và đầu tư mang lại cơ hội, nhưng điều này cũng góp phần vào sự suy thoái môi trường và những vi phạm về quyền con người trong các doanh nghiệp. Sự phục hồi của Việt Nam sau COVID-19 cũng bộc lộ những lỗ hổng sẵn có trong nền kinh tế, bao gồm cả trong cách thức kinh doanh. Phục hồi từ COVID-19 cũng là cơ hội để Việt Nam tiến lên tốt đẹp hơn, thông qua phát triển các doanh nghiệp có trách nhiệm với con người, môi trường và doanh nghiệp có thể là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không ảnh hưởng đến phát triển bền vững”. Bà đánh giá cao Bộ Tư pháp đã chủ trì xây dựng và thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia đầu tiên của Việt Nam về Thực hành Kinh doanh Có trách nhiệm vào năm 2022, Theo bà “Kế hoạch Quốc gia sẽ phù hợp với Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Nhân quyền. UNDP sẵn sàng hỗ trợ quá trình xây dựng kế hoạch và các cuộc tham vấn với các bên liên quan trong các lĩnh vực ưu tiên của Kế hoạch Hành động Quốc gia. Với những nỗ lực như vậy, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong thúc đẩy phát triển bền vững, vì Con người, Hành tinh và Sự thịnh vượng”.

Với sứ mệnh của mình, trong khuôn khổ chương trình khu vực “Thúc đẩy Thực hành Kinh doanh có Trách nhiệm thông qua Quan hệ Đối tác Khu vực ở Châu Á”,UNDP đã  hợp tác cùng Chính phủ Thụy Điển nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm tại Việt  Nam, Chương trình đang được thực hiện ở 7 nước Châu Á là Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Từ phản ứng tích cực của Chính phủ và các ngành có liên quan trong thúc đẩy thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia đầu tiên của Việt Nam về Thực hành Kinh doanh Có trách nhiệm; với sự hỗ trợ có trách nhiệm của UNDP và Chính phủ Thụy Điển chúng ta tin rằng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vững bước đi lên trong hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu./.

Địa chỉ liên lạc Lê Thành Ý 19b/668 Đường Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ Hà Nội

Mob 0829848231; Email Lethanhy [email protected]        

08.3456.5456 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN