Những điều mà sinh viên phải lưu ý khi đi làm thêm

Hiện nay, có rất nhiều bạn sinh viên vừa tự đi học vừa đi làm thêm. Một số sinh viên đi làm thêm ngoài để trả học phí, kiếm thêm thu nhập, một số thì lại đi làm để có thể tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.

Dù là vì lí do nào đi nữa, việc đi làm thêm song song với học cao đẳng, đại học cũng mang khá nhiều rủi ro. Từ việc bị lừa đảo, cho đến bị quỵt lương, lao động không công,…  Hãy cùng HCCT tìm hiểu những điều cần lưu ý khi sinh viên đi làm thêm nha.

Những lưu ý mà sinh viên cần phải chú ý khi đi làm thêm.

1. Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp

Với những công việc part time đơn giản như phục vụ, gia sư, bán hàng,… thì chủ cửa hàng hay các nhà tuyển dụng, trung tâm rất thường hay tuyển dụng trực tiếp bằng cách treo biển bên ngoài, đăng tuyển trên website hay các trang mạng xã hội phổ biến như facebook.

Nếu bạn đang là sinh viên thì chỉ với một vài keyword đơn giản, bạn cũng có thể tìm ra vô vàn những công việc làm thêm trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, thỏa sức cho bạn lựa chọn.

 Tuy nhiên, chớ nên rải CV hàng loạt, chờ cho đến khi nào có được công việc bạn muốn. Thay vào đó, hãy thực sự dành thời gian ra để tìm hiểu thông tin về nơi mà bạn đang tính ứng tuyển.

Để tìm hiểu về công việc mình muốn đi làm cũng đừng nên chỉ tìm hiểu qua loa về doanh nghiệp trên trang web hay fanpage của họ, thay vào đó hãy tìm hiểu về doanh nghiệp ở những diễn đàn, hội nhóm đang có những nhân viên đã và đang làm việc tại đó, qua đó có được một cái nhìn toàn cảnh hơn về môi trường làm việc, cũng như cách mà họ đối xử với nhân viên của mình.

2. Đừng để bị những quảng cáo việc nhẹ lương cao đánh lừa.

Rất nhiều sinh viên, đặc biệt là các sinh viên năm nhất cao đẳng, học đại học ở các thành phố lớn rất dễ bị “dắt mũi” chỉ vì vài chữ “việc nhẹ lương cao”. Bạn thực sự cần phải biết rằng, đối với sinh viên thì không tồn tại một công việc nào như thế.

Ai ai cũng đều phải nỗ lực và chăm chỉ, không lao động chân tay thì lao động trí óc thì mới có thể có được mức lương tương ứng. Hãy luôn thật tỉnh táo và giữ được một cái đầu lạnh trước khi đưa ra quyết định nộp CV cho một công ty nào đó. Chỉ nên ứng tuyển khi bạn đã được cho biết được miêu tả công việc, mức lương cũng như các yêu cầu công việc đó.

3. Sẵn sàng làm thêm chỉ khi đã thỏa thuận khi đã ký hợp đồng lao động trực tiếp bằng giấy

Hầu như những công việc bán thời gian chỉ được thỏa thuận bằng miệng thay vì hợp đồng hay giấy tờ chính thức. Điều này trực tiếp dẫn đến việc sinh viên bị lừa đảo, hay bị mất một số thu nhập không nhỏ khi đang đi làm.

Ví dụ như việc bạn thỏa thuận làm việc 26/31 buổi, mỗi buổi 4 tiếng và mỗi tiếng 25 nghìn, đến cuối tháng cửa hàng có khi chỉ trả cho bạn 20k/tiếng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã bị lỗ tận 520 nghìn, hay ngắn gọn hơn là tận 20% số lương của mình so với mức lương gốc là 2.600.000 triệu đồng/tháng, nhưng vì không có hợp đồng lao động hay giấy tờ nên nghiễm nhiên bạn không thể đủ bằng chứng để báo cáo họ, dẫn đến tình trạng bị ép giá lao động.

Chính vì vậy mà khi đi làm bán thời gian, hãy đảm bảo là họ có đủ giấy tờ hay hợp đồng lao động chính thức trước khi đưa ra quyết định.

4. Thẳng thừng từ chối khi bị yêu cầu đóng tiền trước khi đi làm thêm

Một trong những phương thức phổ biến mà những kẻ lừa đảo hay dùng đó chính là việc yêu cầu sinh viên đóng một số tiền nho nhỏ trước khi đi làm để có thể được trải nghiệm một số “đặc quyền”, hay là với cái cớ để may đồng phục, phí đào tạo,…

Đây chính xác là một dấu hiệu của việc lừa đảo mà sinh viên phải nhận biết được khi đi tìm việc. Nên nhớ rằng, không nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, tử tế nào lại bắt ứng viên đóng tiền trước cả khi họ bước chân vào công ty cả. Nếu mà thấy yêu cầu này thì bạn nên thẳng thừng từ chối ngay.

Sinh viên cần cân đối việc học và đi làm thêm.

5. Cân bằng giữa việc học và đi làm thêm 

Dù công việc có mức lương hấp dẫn thế nào đi nữa, hãy luôn nhớ rằng, đây chỉ là một công việc làm thêm tạm thời. Ưu tiên chính của bạn vẫn là việc học ở trường để có thể đạt được tấm bằng cao đẳng, đại học cũng như thu thập, học hỏi thêm những kiến thức chuyên sâu ở ngành nghề bạn đã chọn.

Nếu công việc làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập trên lớp hay sức khỏe của bạn, hãy cân nhắc việc dừng nó trong một khoản thời gian cho đến khi bạn thực sự cân bằng lại được thời gian biểu của mình.

08.3456.5456 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN