Sâm đại hành là loại cây thảo sống dai có chiều cao trung bình 30 cm. Củ hình trứng nhìn giống như củ hành nhưng bên ngoài vẩy có màu đỏ nâu và bên trong có màu nâu hồng hoặc đỏ nâu. Thông thường, củ có chiều dài 4 – 5 cm và đường kính 2 – 3 cm. Lá sâm đại hành hình mác có chiều dài 40 – 50 cm và rộng 3 – 5 cm. Hoa mọc thành từng chùm với 3 cánh hoa có màu trắng hoặc vàng nhạt, có 3 lá đài, 3 nhị màu vàng.
Sâm đại hành là loại cây ưa ẩm, ưa ánh sáng nên thường phát triển ở các nước có kiểu khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta cây thường được tìm thấy nhiều ở các tỉnh như Hà Nội, Hà Tây, Nghĩa Lô, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh…
Hình Ảnh Dược Liệu Phúc Bồn Tử
Tác Dụng Quý Của Sâm Đại Hành:
Tính vị: Tính ấm, vị ngọt nhạt.
Quy kinh: Can, Thận và Phế.
Theo Y học cổ truyền, sâm đại hành có vị ngọt nhạt, hơi hắt và không chứa độc, có tác dụng sinh cơ, tiêu độc, an thần, bổ huyết, thông huyết,… Chính vì vậy, chúng thường được sử dụng để làm thuốc bổ huyết, giúp tiêu hóa kém và điều trị các bệnh như:
Phong thấp đau khớp.
Khó ngủ.
Tổ đỉa.
Ho viêm phế quản.
Vẩy nến.
Sang thương ứ huyết.
Ăn kém.
Còn theo Y học hiện đại, sâm đại hành có tác dụng hành kháng với một số vi khuẩn như Diplococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus hemolyticus, Bacillus mycoides, Bacillus pyocyaneus, Escherichia coli, B. diphteriae,…Vì thế, vị thuốc này thường dùng để điều trị viêm đường hô hấp, kích thích tiêu hóa và giúp an thần.
Theo Nam y Nguyễn Đại Định (nguyên giảng viên trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, ở Indonesia, thầy thuốc thường sử dụng rễ cây sâm đại hành để điều trị bệnh sa trực tràng, trị lỵ và lợi tiểu. Còn ở Philippines, rễ và củ của cây được giã nát trị rắn hoặc côn trùng cắn.
Cách Dùng Sâm Đại Hành:
Sâm đại hành được dùng dưới dạng thuốc sắc, chế thành viên hoặc ngâm rượu. Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh, vị thuốc này được dùng dưới dạng đắp. Liều lượng dùng thường là 4 – 12 gram/ ngày (nguyên liệu tươi hoặc khô).
Tham Khảo Một Số Bài Thuốc Từ Sâm Đại Hành:
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, chốc lở: Dùng kim ngân hoa, sâm đại hành, thương nhĩ tử mỗi thứ 12g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị thiếu máu, mất ngủ: Dùng sâm cau 30g và lạc tiên 14g, đem sắc uống.
Hỗ trợ điều trị khớp sưng do chấn thương: Dùng sâm cau tươi 50g, đem giã nát xào với giấm. Sau đó đắp lên vùng khớp, đem bó lại. Ngày thực hiện từ 1 – 2 lần.
Hỗ trợ điều trị chốc đầu, chàm: Dùng sâm cau nấu thành cao đặc rồi luyện thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng từ 12 – 14g, có thể dùng cao đặc bôi ngoài da để bệnh nhanh khỏi.
Hỗ trợ điều trị ho do viêm họng: Dùng rẻ quạt khô, sâm cau mỗi thứ 14g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, lở ngứa: Dùng kim ngân hoa, bồ công anh, sâm cau mỗi thứ 14 – 18g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị rắn cắn: Dùng sâm cau sống, đem giã nát và vắt lấy nước uống. Bã đem đắp ở ngoài.
Hỗ trợ điều trị đau lưng và khớp sưng đau: Dùng sâm đại hành xào với rượu, cho vào túi vải và đắp lên vùng đau nhức.
Hỗ trợ điều trị ho: Dùng sâm cau 10 – 12g đem sắc với 400ml nước, đun còn 150ml. Chia thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày. Nên uống trước bữa ăn chính khoảng 15 phút.
Hỗ trợ điều trị bổ phế, trừ ho, tiêu đờm: Dùng sâm cau, mạch môn, cát cánh, chích thảo, bán hạ, tang bạch bì, bối mẫu, bạch linh, xa tiền, trần bì sao, gừng khô mỗi thứ 20g, sa sâm 24g. Đem các vị thái nhỏ, cho vào bình sành đem ngâm với 3.5 lít rượu trắng. Ngâm trong 20 ngày là dùng được. Có thêm thêm 400ml mật ong vào. Mỗi lần dùng 25ml, ngày dùng 2 lần. Nên dùng trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt: Dùng sâm cau 20g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 10g, đơn đỏ 12g đem sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, có thể kết hợp với việc đắp rễ rau dền hoặc đắp lá táo chua ở bên ngoài.
Hỗ trợ điều trị an thần: Dùng sâm cau phơi khô, sau đó đem sao vàng qua. Mỗi ngày dùng 20g hãm với nước sôi.
Hỗ trợ điều trị ngâm rượu từ sâm đại hành: Dùng sâm đại hành 1kg với rượu trắng 6 lít. Đem ngâm trong 15 ngày. Mỗi lần dùng 30ml, nên dùng 2 lần/ ngày. Uống trước khi ăn và dùng liên tục trong vòng 1 tháng.